dien mat troi vestek solar
dien mat troi vestek solar
dien mat troi vestek solar
dien mat troi vestek solar
dien mat troi vestek solar
dien mat troi vestek solar
dien mat troi vestek solar

Hướng dẫn kĩ thuật

Dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời và các câu hỏi thường gặp!

Tháng Một 02, 2024

Bạn cần được báo giá chi phí lắp đặt điện mặt trời và kèm theo đó là hàng tá các câu hỏi cần được giải đáp trước khi quyết định đầu tư một hệ thống điện mặt trời. Quá nhiều thông tin và sẽ mất rất nhiều thông tin phải tìm hiểu. Đừng lo lắng, bài viết này của Vestek Solar sẽ cố gắng cung cấp chi tiết nhất thông tin mà bạn đang tìm kiếm.

1. Cách dự toán chi phí lắp điện mặt trời cho gia đình

Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn dự toán chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình mình.

Trước tiên là kiểm tra lại sơ bộ số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả.

Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1 triệu đồng.

Nếu bạn ở trường hợp này thì thật tiếc phải chia sẻ là lợi ích kinh tế khi bạn lắp điện mặt trời là rất thấp. Thời gian thu hồi vốn khá lâu, vì thế bạn phải cân nhắc lại việc có nên lắp đặt hay không. Nếu bạn vẫn muốn lắp đặt để sử dụng năng lượng sạch thì có thể cân nhắc hệ thống công suất 3kWp.

Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1 triệu đồng.

Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp.

Với mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 13 – 15 triệu VNĐ/1kWp (tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm), ta cứ lấy số công suất nhân cho xuất đầu tư. Ví dụ: hệ thống 3 kWp sẽ có chi phí từ 39 triệu – 45 triệu (3×13 triệu và 3×15 triệu).

Thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 5 năm. Đầu tư hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn càng rút ngắn.

chi phí lắp đặt điện mặt trời

Những câu hỏi thường gặp (FAQ) của khách hàng

Có thể bán điện mặt trời cho EVN được không?

Hiện nay, không thể bán điện mặt trời cho EVN với những hệ thống lắp mới. EVN phép tổ chức, cá nhân lựa chọn phát hoặc không phát sản lượng điện dư của hệ thống điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện lưới. Trường hợp phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện thì Nhà nước ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng. Có nghĩa là lượng điện phát lên lưới không được thanh toán, đổi lại Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân được bám lưới điện, được liên kết với lưới điện quốc gia để điện mặt trời mái nhà vận hành, hoạt động ổn định.

Nếu tổ chức, cá nhân không phát lượng điện dư lên lưới, thì phải tự đầu tư, lắp đặt thiết bị hạn chế tối đa phát điện dư vào hệ thống điện. Công suất điện mặt trời mái nhà của mỗi tổ chức, cá nhân phải phù hợp với phụ tải hiện có khi đăng ký đầu tư, lắp đặt.

Đối với dự án điện mặt trời mái nhà hòa lưới có ngày vận hành thương mại trước 31/12/2020 thì EVN vẫn tiến hành mua điện với hợp đồng 20 năm.

1. Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?

Các tấm pin NLMT được gắn trên phần mái sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện một chiều DC. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện xoay chiều AC. Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải.

2. Khi mất điện, hệ thống có hoạt động được không?

Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới cúp ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống. Trường hợp bạn muốn vẫn có điện dùng khi mất điện và dùng vào buổi tối thì có thể tham khảo Hệ thống điện mặt trời hybrid dưới đây.

3. Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?

Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.

4. Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?

Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động và hệ thống giám sát online sẽ liên tục cập nhật các dữ liệu để kỹ sư Vestek (và nhân viên bảo trì của khách hàng) theo dõi và chủ động khi có sự cố kỹ thuật. Tuy nhiên, khách hàng cần thường xuyên vệ sinh tấm pin để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống.

5. Hệ thống có cần trữ ắc quy, có thể sử dụng vào buổi tối không?

Hệ thống Điện mặt trời hòa lưới không cần lưu trữ ắc quy, toàn bộ sản lượng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được tiêu thụ tức thời. Trong trường hợp tải tiêu thụ không hết, lượng điện dư sẽ trả ngược lên lưới điện và truyền tài đến nơi khác. Do đó, việc sinh hoạt (hoặc sản xuất, kinh doanh) sẽ được sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vào bàn ngày và sử dụng điện từ lưới vào ban đêm.

Còn đối với hệ thống Điện mặt trời Hybrid thì chúng ta có Pin lưu trữ lithium sắt phốt phát chứ không dùng Ắc quy chì như xưa. Với Hybird thì ta hoàn toàn có thể sử dụng vào buổi tối. (Thông thường chi phí của hệ thống Hybrid sẽ cao hơn hệ thống hòa lưới)

6. Chế độ bảo hành như thế nào?

Tấm pin năng lượng mặt trời bảo hành 12 năm, bảo hành khấu hao tuyến tính hiệu suất >83.1% trong 25 năm, cụ thể: trong năm đầu tiên đảm bảo công suất sản phẩm không dưới 97.5% công suất ghi trên tấm pin. Từ năm thứ 2 đến năm 25, đảm bảo công suất giảm mỗi năm không được lớn hơn 0.6%, và ở năm thứ 25 công suất đầu ra không được ít hơn 83.1% công suất ghi trên nhãn tấm pin.

Bảo hiểm bảo hành toàn cầu của hãng PICC. Trong thời gian bảo hành, nếu tấm pin bị lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất, ngay lập tức Bảo hiểm PICC sẽ đứng ra chi trả toàn bộ chi phí. Bảo hiểm PICC cam kết, không hủy ngang trong suốt 25 năm (ngay cả khi Canadian Solar bị vỡ nợ hoặc phá sản).

Inverter bảo hành 5 năm. Quý khách hàng có thể mua thêm gói bảo hành nâng cao để nâng tổng thời gian bảo hành lên tới 10, 15, 20 năm.

Pin lưu trữ (Chỉ có trong hệ thống Hybird) bảo hành 10 năm.

7. Có sự khác nhau giữa các nhà cung cấp điện mặt trời hay không?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp điện mặt trời khác nhau, dẫn đến việc cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, với thời gian sử dụng hệ thống điện mặt trời lên tới 30 năm thì không đảm bảo rằng các nhà cung cấp nhỏ lẻ có thể đồng hành cùng bạn trọn vòng đời dự án và đủ năng lực để bảo hành, bảo trì khi không may hệ thống gặp sự cố.

Đáng chú ý, hầu như không có thiết kế nào phù hợp với tất cả hệ thống điện mặt trời. Chỉ cần tấm pin nghiêng khác đi 1 độ là đã tạo ra sản lượng điện hoàn toàn khác. Như vậy, một giải pháp chuyên biệt cho dự án là vô cùng cần thiết. Điều này chỉ có nhà cung cấp nhiều năm kinh nghiệm hoặc các đối tác, nhà phân phối của họ mới làm được.

Để được tư vấn thêm thông tin, quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt:

Hotline: 0914900922

Địa chỉ: 86 Dương Tự Minh, Tân Long, Tp.Thái Nguyên.

Website: https://dienmattroimienbac.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/thietbinangluongmattroivestek